Thực phẩm organic (hay thực phẩm hữu cơ) là dạng thực phẩm sạch, đảm bảo không sử dụng các chất hóa học như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản,… trong quá trình chăn nuôi hoặc trồng trọt, chế biến và bảo quản sản phẩm. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ thường cao hơn. Do đó dạng thực phẩm này đang rất được người tiêu dùng quan tâm. Các sản phẩm organic phải được kiểm soát và dán nhãn chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền (Hình 1).
Hình 1. Nhãn chứng nhận thực phẩm organic của 1 số quốc gia
Vì thế để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay việc trồng nấm cũng dần chuyển đổi sang phương thức organic. Trong đó phải nói đến nấm Hoàng đế (Calocybe Indica. Loại nấm này có xuất xứ từ Ấn Độ, được du nhập vào Việt Nam từ năm 2004. Là loại ăn ngon, thịt chắc, giòn ngọt, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất xơ, các vitamin nhóm B, cacbohydrat và các axit amin thiết yếu, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Đây là một loại nấm nhiệt đới với nhiệt độ sinh trưởng từ 25 đến 38oC phù hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta (Hình 2).
Hình 2. Nấm Hoàng đế
Sau thời gian nghiên cứu, Viện Công nghệ thực phẩm và bảo quản sau thu hoạch đã xây dựng thành công quy trình công nghệ trồng nấm Hoàng đế organic từ giai đoạn phân lập giống cho đến thu hoạch nấm. Kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để có giống thuần cho việc nuôi trồng thì công đoạn phân lập giống rất quan trọng. Giống quyết định năng suất và chất lượng nấm sau này. Chọn cây nấm khỏe, sạch bệnh để tiến hành phân lập giống trên môi trường PDA (Hình 3). Sau 12 ngày phân lập, tơ nấm thuần phát triển mạnh, màu trắng đồng nhất, có thể dùng chuyển sang giai đoạn tạo meo giống (Hình 4).
Hình 3: Phân lập giống trong phòng thí nghiệm
Hình 4: Giống nấm Hoàng đế sau khi phân lập thuần
Sau khi có giống thuần F1 ta tiếp tục cấy chuyền F2. Để tạo meo hạt, tiến hành cấy sang môi trường lúa đã được trộn dinh dưỡng và xử lý hấp khử trùng để đảm bảo giống sạch bệnh. Đây là giai đoạn tăng sinh giống nấm để chuẩn bị chuyển sang cấy vào mùn cưa. Ủ meo ở nhiệt độ 25-350C, độ ẩm 60-70% và ủ tối hoàn toàn. Sau 20 ngày tơ nấm bắt đầu lan kín môi trường. Chọn những bịch meo có tơ trắng, sợi nấm dầy và khỏe không bị nhiễm nấm mốc hoặc có màu lạ để cấy chuyền tạo phôi (Hình 5).
Hình 5: Meo giống cấy được 15 ngày
Meo giống được cấy qua các bịch phôi có chứa nguyên liệu đã được xử lý và trộn dinh dưỡng hữu cơ như cám bắp cám gạo, phân bò, phân trùng quế với tỷ lệ thích hợp. Bịch phôi tiếp tục được ủ trong tối, ở nhiệt độ 25-35 độ, độ ẩm khoảng 60-70%. Phôi ủ trong 30-45 ngày tơ nấm trắng sẽ lan kín bịch cơ chất (Hình 6).
Hình 6: Phôi nấm được 30 ngày
4.1. Chuẩn bị nhà trồng nấm
Nhà trồng nấm phải đảm bảo kín, không cho nắng chiếu trực tiếp vào và gió luồng qua. Nhiệt độ trong phải từ 25-35 độ. Độ ẩm luôn đạt từ 80-90% (Cần 1 hệ thống phun sương trên tầng và sàn nhà, có hệ thống phun sương vi sóng thì càng tốt). Có thể để trực tiếp các thùng trồng nấm dưới nền nhà hoặc trên các kệ để tận dụng được diện tích. Nhà nấm cần khử trùng (bằng vôi) trước khi trồng nấm để đảm bảo tiêu diệt sạch các mầm bệnh (Hình 7).
Hình 7: Nhà trồng nấm
4.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng nấm
Thùng xốp mua về rửa sạch bằng nước, được lau lại bằng cồn 70 độ và dùng dao khét lỗ dưới đáy thùng dùng để thoát nước (Hình 8).
Hình 8: Thùng xốp
Đất dùng để trồng nấm làm loại đất sạch có bổ sung dinh dưỡng (tro trấu, xơ dừa, phân bò đã qua xử lý). Đất có thể mua ở các cửa hàng bán vật liệu cây cảnh (Hình 9).
Hình 9: Đất sạch
4.3. Trồng nấm
Sau khi chọn được những bịch phôi đạt chuẩn để tiến hành trồng nấm. Tơ nấm phải lan kín bịch cơ chất, sợi tơ có màu trắng, không có dấu sâu bệnh cắn, không bị nhiễm mốc (xuất hiện màu đen, vàng, cam hoặc màu lạ).
Hình 10. Cho đất vào thùng trồng nấm
Hình 11. Chuyển bịch phôi vào thùng trồng nấm
Hình 12. Các thùng phôi được ủ để nấm phát triển
Hình 13. Các mầm nấm bắt đầu xuất hiện
Có thể thu hoạch nấm khi đạt 4-7 ngày tuổi từ khi nấm mọc lên khỏi mặt đất, chọn những tai nấm cao từ 10-15cm, đường kính từ 5-7 cm thu hoạch là thích hợp nhất. Ta sẽ thu hoạch cả cụm nấm nếu lên đều. Nếu cụm có cả cây to và nhỏ, hãy thu hoạch cây to trước. (Hình minh họa bên dưới).
Sau khi thu hoạch hết đợt đầu, cần tiến hành xới xáo đất tại vị trí gốc nấm và làm sạch bề mặt thùng nấm. Sau đó phủ lớp đất mới và tưới, ủ như ban đầu. Thông thường có thể thu 3 – 4 đợt.
Tác giả: admin_cntp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thứ năm - 26/12/2024 22:12
Thứ năm - 26/12/2024 22:12
Thứ tư - 25/12/2024 23:12
Thứ ba - 24/12/2024 22:12
Thứ hai - 23/12/2024 01:12
Thứ sáu - 20/12/2024 00:12