Học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì?

Thứ năm - 08/12/2022 04:19
Thực phẩm là một khía cạnh rất phong phú và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên đã bao giờ bạn thắc mắc quy trình làm ra những chiếc kẹo mà chúng ta hay ăn như thế nào? Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa bao nhiêu thì đảm bảo? Bảo quản đồ ăn như thế nào để giảm thiểu sự mất chất? Tất cả các câu hỏi trên đều sẽ được sáng tỏ khi theo học ngành công nghệ thực phẩm - ngành học đang rất có triển vọng hiện nay.

Công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm, hiểu một cách đơn giản, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học… Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm cũng rất rộng mở.

Cơ hội xin việc ngành công nghệ thực phẩm hiện nay

Công nghệ thực phẩm ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày vì mức độ phức tạp trong nhu cầu của con người đang gia tăng mạnh. Cụ thể tại Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 7,5%, nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng, đặc biệt là sản phẩm sạch. Bên cạnh những lĩnh vực chế biến chính như rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, lương thực, trà cà phê, ca cao, bánh kẹo… thì nhiều lĩnh vực khác về công nghệ thực phẩm cũng đang được mở rộng để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đòi hỏi số lượng nhân lực không nhỏ. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được chú trọng khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và trình độ nhân lực. Vì nước ta đang thực sự thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp và thể hiện bản thân sẽ rất rộng mở nếu bạn theo học ngành này.

Ngành công nghệ thực phẩm học gì?

Ngành này đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng lẫn chuyên sâu về hóa học, sinh học, nguyên liệu chế biến, phương pháp chế biến, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm (HACCP, ISO, GMP, SSOP…)… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, đông lạnh thủy sản, công nghệ bảo quản, chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường, bánh kẹo, sữa, rượu, bia, nước giải khát, trà, cà phê, ca cao, … Vì các tính chất đặc thù của ngành, sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với các công việc phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.

Một số môn chuyên ngành tiêu biểu

  • Dinh dưỡng học
  • Hóa sinh học thực phẩm
  • Vi sinh học thực phẩm
  • Quản trị chất lượng thực phẩm
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Phân tích thực phẩm
  • Công nghệ chế biến thịt, cá, thủy hải sản, sữa, đường, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, trà, cà phê, ca cao…
  • Công nghệ sinh học thực phẩm
  • Phát triển sản phẩm...

Học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè, cà phê, ca cao, đường, bánh kẹo…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm Ngoài ra, sinh viên còn có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm nghiệm… Cụ thể một số công việc sau:
  • Nhân viên kiểm định chất lượng (QA)
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC)
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Kỹ sư sản xuất (Production engineer)
  • Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist)
  • Kỹ thuật viên sản xuất
  • Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff)
  • Nhân viên bộ phận thu mua
  • Nhân viên vận hành máy
  • Giám sát viên sản xuất (Production supervisor)
  • Nhân viên kinh doanh
 

Tác giả: admin_cntp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Maps
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây